Có nhiều lí do trong việc tự học. Mình hiểu vì mình cũng tự học là chính. Dù tiết kiệm khoản tiền, linh hoạt hơn, nhưng bạn sẽ đối mặt với trở ngại: Không biết bắt đầu từ đâu, có tài liệu nào, lộ trình thế nào, cũng như có ai giao tiếp để sửa cho mình? Với kinh nghiệm của mình, mình đã tổng hợp lại những gì bạn cần có khi tự học tiếng Anh, dù bạn mới biết đọc bảng chữ cái hay đã đọc tác phẩm văn học bằng tiếng Anh.
1. Quản lý thời gian
Vì bạn không có giáo viên thúc giục bạn, không có deadline, nên việc chủ động quản lý thời gian cực quan trọng để thành công. Bạn nên phân bổ thời gian học tiếng Anh hợp lý, tập trung vào những điểm yếu nhé! Mình sẽ làm một bài viết về chủ đề này.
2. Từ điển
Từ điển Anh Việt: Bạn sẽ phải tra các từ mới liên tục khi học tiếng Anh với bất kể trình độ nào. Link bài viết các từ điển bạn cần có. Từ điển Oxford là một lựa chọn khá tốt. Xem thêm review các từ điển chân thực (không nhận quảng cáo từ các công ty) tại đây.
3. Biết trình độ của mình
Rộng hơn cả IELTS có các trình độ như Bắt đầu(Beginner), Upper Beginner, Pre-Intermediate, Intermediate, Upper Intermediate, Advanced.
Mình đã viết về trình độ Bắt đầu. Mình sẽ viết chi tiết theo kinh nghiệm sư phạm cách để nhận diện bản thân ở trình độ nào và hướng dẫn cần học như thế nào với trình độ đó. Hãy theo dõi trang nhé!
4. Google Translate
Bạn không nhìn nhầm đâu. Kỹ năng nói là kỹ năng mình khuyên bạn phải có người thật phát âm tốt, giúp mình giao tiếp để sửa cho bạn. Nhưng nếu ta không có ngay thì sao? Công nghệ AI được áp dụng ở nhiều app học tiếng Anh. Nếu bạn không tìm được một người nói tốt tiếng Anh để giúp mình sửa lại, thì Google Translate là phương án không tồi. Cá nhân mình thấy phát âm của nó tốt, ngữ điệu, ngắt quãng câu cũng tốt
Bước 1: Người học có thể đưa văn bản mà mình ghi âm / định ghi âm vào Google Translate.
Bước 2: Ấn vào loa để nghe AI nói.
5.Học từ vựng theo độ tuổi và trình độ
Một điều hiển nhiên mà một người vẫn mắc phải sai lần mà học tài liệu, lộ trình không vừa sức rồi mới tăng từ từ độ khó lên.
Mình sẽ viết chi tiết cách học theo trình độ Beginner (Bắt đầu) đến Upper Beginner và vào đây Intermediate to Advanced (Trung Bình đến Nâng Cao)
6. Chỉ 1, 2 lộ trình một lần
Theo mình, học quá nhiều lộ trình và tư liệu một lúc có thể gây loạn.
Khóa học (trên 1 tháng) nào cũng có lộ trình cụ thể.
Mỗi khóa học sẽ được sắp xếp logic dựa trên những kiến thức đã học, đã biết.
Vì vậy, hãy nghiên cứu lộ trình học thật chất lượng trước khi bắt đầu toàn tâm toàn ý nhé.
7.Áp dụng thật chắc trước khi học cái mới
Chúng ta có xu hướng học lướt. Ví dụ học 25 từ vựng một ngày chỉ đọc nghĩa chứ không áp dụng vào câu, học mẫu câu theo kiểu học vẹt mà chưa áp dụng được.
Mình đã dạy nhiều học sinh mà biết nghĩa của từ và cấu trúc. Nhưng để cho vào đoạn văn, câu nói cho đúng, thành thạo và hay thì chưa.
8. Sổ tay ghi chép online.
Maria thì lại thích ghi chép online trên app như Google Docs hơn là ghi tay vì dễ tra cứu hơn và dễ đọc chữ (thỉnh thoảng viết vội có thể khó nhìn).
Ví dụ, mình sẽ tạo một sheet chuyên về từ vựng phân theo chủ đề. Một sheet Ngữ Pháp. Bạn có thể có nhiều sheet hơn nhưng cẩn thận nhiều khó tìm, trừ khi bạn biết rõ mình muốn tìm gì thì search trên thanh công cụ. Khi vào đoạn văn, bạn chỉ việc Ctrl + F + từ khóa bạn muốn tìm.
9. Làm quen với stress
Thực ra stress không nguy hại khi nó ở mức vừa phải. Có một thuật ngữ bác sĩ nội tiết người Canada hàng đầu thế giới Hans Selye đặt ra. Đó chính là Eustress. Đây là một loại stress có lợi mà khiến chúng ta không lơ là, có thêm động lực. Học tiếng Anh chắc sẽ có stress nhưng hãy coi đó là một điều tích cực. Tuy nhiên hãy nghỉ ngơi hợp lý giữa học để não không bị quá tải, khó học nhé.